Trường THCS Kim Sơn tổ chức chuyên đề áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong giảng dạy môn Sinh học

Ngày 27 tháng 02 năm 2014 trường THCS Kim Sơn tổ chức chuyên đề áp dụng phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" trong giảng dạy bộ môn Sinh học. Về dự chuyên đề có các đ/c trong BGH và toàn thể giáo viên trong HĐSP nhà trường và các em giáo sinh thực tập tại trường.

         Chuyên đề lần này nhà trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn đi sâu vào việc áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo chủ đề bài học, tăng cường ứng dụng đồ dùng dạy học,  sử dụng những mẫu vật có sẵn hoặc do giáo viên và học sinh tự làm để phục vụ bài giảng.

Phần trình bày  báo cáo của cô giáo Nguyễn Thị Sự - tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên đã chỉ rõ sự giống nhau giữa phương pháp BTNB với những phương pháp dạy học tích cực khác là ở chỗ: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh;  Học sinh  hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề, Báo cáo kết quả và vận dụng kiến thức mới. Riêng sự khác nhau thể hiện trên nhiều mặt: ở phương pháp BTNB, học sinh có nhật ký thực hành (vở thực hành) ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em; HS bộc lộ quan điểm của mình; HS học qua làm, qua trải nghiệm từ tình huống thật; HS tự lập luận trả lời, bảo vệ ý kiến của mình, chứng minh đúng/ sai, từ đó hình thành kĩ năng. GV dành sự tự chủ cho HS, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của HS.

Cô Nguyễn Thị Sự - TTCM  trình bày báo cáo

Tiết dạy thực nghiệm với chủ đề - Quả- Sinh học lớp 6 đã minh chứng và làm rõ hơn những hiệu quả mà việc áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" mang lại, học sinh đều tỏ ra hứng thú, say mê với bài học, nắm vững kiến thức, các em được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và được trình bày rõ quan điểm của mình.

Tiết dạy thực nghiệm môn Sinh học 6 của cô giáo Chu Thị Nhung

Sau chuyên đề, các tổ nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận, đóng góp cho tiết dạy, tập trung thảo luận và rút kinh nghiệm về cách thức triển khai bài giảng, tổ chức lớp học trong phương pháp bàn tay nặn bột. Các giáo viên đã nắm sâu hơn cách thức dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo bài học và theo chủ đề bài học.

Phát biểu tại chuyên đề đ/c Đặng Thị Thảo- Phó Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh: "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Phương pháp BTNB giúp học sinh nắm bắt kiến thức bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó tìm tòi, khám phá, tự phát hiện ra bản chất của vấn đề. Giáo viên khi thực hiện dạy học phải luôn sáng tạo, vừa đảm bảo nguyên tắc đặc trưng của phương pháp BTNB, đồng thời cũng linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học khác để đạt mục tiêu giáo dục, tránh hình thức, phô diễn. Đồng thời đ/c chỉ đạo đội ngũ giáo viên nhà trường tiếp tục lựa chọn các bài học, các chủ đề bài học để áp dụng tăng dần phương pháp này trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

                                                                                                                                             Trần Hà

 



Các thông tin khác:
Tin mới nhất