Hiệu quả từ các mô hình sản xuất năm 2012-2013
Trong những năm qua nhờ đổi mới sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp tục đưa nhanh các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá đem lại giá trị cao trong sản xuất, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Đông Triều có những chuyển biến tích cực, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân ở khu vực nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển mạnh.
Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2012 trên địa bàn huyện Đông Triều đã triển khai thực hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất bằng các nguồn vốn của tỉnh, của huyện, của chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Các mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt bao gồm: Trồng lúa chất lượng cao, nếp cái hoa vàng, trồng củ đậu, trồng hoa, trồng rau theo quy trình an toàn, trồng nấm... ở 13 xã.
Mô hình đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất ngày càng được nhân rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình đưa giống chất lượng QR1, QR2 vào vụ mùa 2012 gieo trồng 569,5ha đã thu được giá trị cao hơn giống KD18 từ 12-13 triệu đồng/ha/năm và nhiều giống lúa chất lượng khác đã đưa vào gieo cấy, với tổng số diện tích lúa chất lượng đạt 1.897 ha chiếm 38,2% diện tích. Vụ xuân năm 2013 là 2.507 ha, chiếm 57,5% diện tích lúa, tăng giá trị thu được trên 16 tỷ đồng/vụ. Đây là hướng đi đúng đã và đang được bà con nông dân hưởng ứng và sẽ tiếp tục được mở rộng trong các vụ tiếp theo. Vụ mùa năm 2013, kế hoạch trên 3.500 ha lúa chất lượng cao, chiếm trên 73% diện tích lúa.
Mô hình trồng các loại hoa cao cấp như: hoa Ly, hoa Loa kèn, hoa Phong lan... với diện tích trên 40ha tập trung chủ yếu tại Bình Khê, Hồng Phong, Hưng Đạo đã cho thu nhập từ 700 triệu-1tỷ đồng/ha.
Mô hình trồng ngô nếp tại xã Bình Khê
Mô hình trồng củ đậu với diện tích từ 100-150 ha tại xã Tân Việt, Bình Khê, An Sinh cho thu nhập cao từ 150-180 triệu đồng/ha/vụ.
Mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Yên Đức, Hoàng Quế, Nguyễn Huệ, Hồng Phong, Yên Thọ, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, với diện tích trên 400 ha. Mô hình được nhân dân hưởng ứng và nhiệt tình tham gia, giá bán gấp 2-3 lần so với lúa tẻ, cho thu nhập gấp 1,5-2 lần so với cây lúa tẻ thông thường và đây là mô hình đã được cấp "nhãn hiệu tập thể".
Mô hình trồng rau áp dụng theo quy trình an toàn, quy mô 13 ha tại xã Xuân Sơn đã và đang được triển khai thực hiện trồng và chăm sóc theo đúng quy trình trồng rau an toàn, rau sinh trưởng phát triển tốt. Sản phẩm thu được đang được HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa phong tiêu thụ cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với sản lượng từ 30- 40 tấn/tháng.
Mô hình trồng nấm đang thực hiện tại các xã: Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Bình Khê và Yên Đức với quy mô trên 100 hộ tham gia, số lượng bịch gần 20.000 bịch. Sản lượng gần 40 tấn, giá bán trung bình 40.000đồng/kg. Đây là mô hình dễ làm, tận dụng được lao động, nhà xưởng ở nông thôn, tận dụng được sản phẩm phụ của nông nghiệp, là sản phẩm sạch, dễ bán.
Mô hình 01 ha trồng 07 cây vụ đông tại xã Nguyễn Huệ
Mô hình 01 ha trồng 07 cây vụ đông (Ớt, Hành, Bí ngô, Cải củ, Khoai lang, Khoai Tây, Cà rốt) liên kết với Hàn Quốc thông qua Viện ngiên cứu Rau quả Trung ương thực hiện tại Nguyễn Huệ; mô hình trồng 20 ha Khoai tây liên kết với công ty của Hàn Quốc thông qua Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tại Nguyễn Huệ và Bình Dương, với sản lượng thu được trên 194 tấn, do Công ty của Hàn Quốc thu mua, giá trị thu được trên 1,4 tỷ đồng. Hiện nay mô hình đang tiếp tục mở rộng trong vụ đông tới với diện tích trên 100 ha. Đây là điều kiện, tiền đề gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sự liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Đây là điều kiện để mở rộng cho những năm tiếp theo, khi đã có đầu ra cho sản phẩm và kiên trì mở rộng diện tích cây vụ đông vì đây là vụ sản xuất cho thu nhập cao hơn cả 2 vụ lúa cộng lại.
Các mô hình trồng cây ăn quả gồm: Vải, Nhãn, Na, Cam Canh, Cam V2, Bưởi diễn, Thanh long ruột đỏ, Hồng Xiêm Xoài, Ổi Đài Loan, Mít Thái Lan,... vải, nhãn trồng gần 2.000 ha, sản lượng ước đạt 5.000 tấn, giá bán bình quân 5.000 đ/kg, giá trị thu được khoảng 25 tỷ đồng. Cây Na trồng gần 900 ha, trong đó có khoảng trên 700 ha đang cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 6.000 - 7.000 tấn/năm, giá bán bình quân 16.000đ/kg, giá trị thu được khoảng 100- 120 tỷ đồng/năm. Đây là cây trồng đang cho thu hoạch ổn định và giá trị thu nhập tương đối cao, đã được cấp "nhãn hiệu tập thể" là tiền đề để sản xuất ổn định và có hiệu quả cao.
Cây Cam, quýt và cây có múi khác trồng khoảng 50 ha, tập trung chủ yếu ở Việt Dân, Hoàng Quế, An Sinh, Bình Khê, Thuỷ An. Năng suất bình quân từ 5-10 tấn /ha, sản lượng khoảng 250 tấn, giá bán bình quân 30.000- 40.000đ/kg, giá trị thu đạt 500 - 600 triệu đ/ha/năm, cá biệt có hộ thu 1 tỷ đ/ha/năm cho thu nhập khoảng 10 tỷ đ/ năm, đây là mô hình đang cho thu nhập cao. Trong đó có trên 32ha Cam V2 đã được trồng ở các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, Tân Việt đang sinh trưởng tốt, bước đầu đánh giá phù hợp với điều kiện của Đông Triều và hiện đang được tiếp tục theo dõi và mở rộng trong thời gian tới.
Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ hiện trên địa bàn huyện đã có trên 60 ha, đang có khoảng trên 10 ha cho thu với giá bán 40.000 - 45.000 đ/kg, giá trị thu được trên 4,4 tỷ đồng. Đây là mô hình đang cho hiệu quả kinh tế cao, dễ làm và tiếp tục đang được trồng mở rộng trong thời gian tới. Một số hộ đang cho thu nhập khá như hộ ông Thơ, ông Hưng ở An Sinh, ông Tuấn ở Bình Khê....
Trong 5 năm gần đây năng suất lúa luôn ở mức cao và ổn định, bình quân đạt từ 52-55tạ/ha/năm, cá biệt năm 2011 đạt 61,1tạ/ha/năm, nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào gieo cấy, nhiều cây rau màu và cây công nghiệp có giá trị cao đã được đưa vào gieo trồng góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đợn vị diện tích (năm 2007: 48 triệuđ/ha/năm, năm 2011: 94 triệu/ha/năm, năm 2012 ước 102 triệu đ/ha/năm).
Vườn trồng Na tại xã Việt Dân
Về chăn nuôi: Các mô hình chăn nuôi được đưa vào thực hiện như: Nuôi lợn hướng nạc theo hướng trang tại, gia trại, chăn nuôi gia cầm, chim bồ câu pháp, nhím, lợn rừng, Chồn nhung đen,... Các mô hình chăn nuôi tập trung trang trại và gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp ngày càng phát triển, đem lại thu nhập cao và tiếp tục được mở rộng như: Chăn nuôi lợn ở Bình Khê, An Sinh, Việt dân, Hồng Phong... Hiện nay có khoảng trên 100 hộ chăn nuôi hàng trăm con lợn, có thu nhập trên 1 tỷ đ/năm, có hộ thu nhập 5-6 tỷ đ/năm;
Chăn nuôi gia cầm có trang trại lên đến vài ngàn con ở xã Hồng Thái Đông, Yên Thọ, Nguyễn Huệ, An Sinh, Thuỷ An... Trong chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi gia cầm được tiếp tục mở rộng ở một số địa phương như: mô hình nuôi Gà Ai Cập lấy trứng thương phẩm, quy mô 1.000 con với 04 hộ dân tham gia ở xã Hồng Thái Tây; Mô hình nuôi Gà Lai trọi lấy thịt, quy mô 6.225 con với 08 hộ tham gia ở xã Hồng Thái Đông; Mô hình nuôi Gà Jdabaco thả vườn đồi, quy mô 35.050 con với 72 hộ tham gia ở Tràng An, Đức Chính, Tràng Lương. Hiện nay các mô hình đang phát triển tốt, có nhiều khả quan, phù hợp với các vùng có vườn đồi rộng dễ nuôi, nhiều hộ dân có thể nuôi được, đây là tiền đề để phát triển mở rộng cho thời gian tới.
Mô hình nuôi chim bồ câu pháp: Quy mô 2.186 đôi với 75 hộ dân tham gia, thuộc 04 xã: Nguyễn Huệ, Hoàng Quế, Xuân Sơn, Thuỷ An. Đây là mô hình chăn nuôi mới, người dân hưởng ứng rất nhiệt tình, hăng say tìm hiểu và học tập để đạt được hiểu quả tốt nhất. Hiện nay, đàn chim sinh trưởng và phát triển tốt, không có dịch bệnh, đàn chim ở giai đoạn sinh sản và bước đầu đã cho hiệu quả khả quan. Đây là mô hình cần tiếp tục được mở rộng. và là con dễ nuôi, chi phí thấp, hiệu quả cao, tận dụng được lao động, nhà, vườn, nhiều hộ có thể nuôi được.
Mô hình chăn nuôi nhím, lợn rừng, Chồn nhung đen ở An Sinh, Mạo Khê, Bình Khê, Kim Sơn, Hồng Thái Đông, Tràng Lương... đã được phát triển từ những năm trước, nhưng qui mô còn nhỏ lẻ.
Nhiều năm qua, trong chăn nuôi nhiều giống vật nuôi có giá trị cao đã được đưa vào chăn nuôi kết hợp với áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, chăn nuôi trang trại gia trại ngày càng phát triển, nhiều hộ gia đình đã chăn hàng trăm con lợn, hàng ngàn con gà cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Đánh bắt thủy sản của bà con nông dân huyện Đông Triều
Về Thuỷ sản: Hiện nay có khoảng 4.500 hộ nuôi trồng thuỷ sản với diện tích 1.318 ha, trong đó có trên 800 ha chuyển từ đất cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các xã: Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hoàng Quế, Kim Sơn, Hồng Phong, Tân Việt. Năng suất nuôi bình quân 4-5 tấn/ha, nhiều hộ năng suất đạt 8-10 tấn/ha/năm. Nhiều mô hình NTTS đã được đưa vào sản xuất như: mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính, nuôi Tôm thẻ chân trắng thương phẩm, nuôi cá Diêu hồng, nuôi cá Rô đồng, cá Chim...
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại 09 xã, với diện tích gần 250ha, số hộ tham gia thực hiện trên 800 hộ, nhiều hộ gia đình chăn nuôi tập trung theo hướng thâm canh và bán thâm canh (khoảng 25% số hộ) Năng suất đạt 10-15 tấn/ha/năm như ở xã Hồng Phong, Hoàng Quế, Yên Đức, Kim Sơn... đang đem lại thu nhập cao, lãi thu được từ 100-150 triệu đ/ha, hiện mô hình này đang được tiếp tục mở rộng. Đây là con dễ nuôi và có thể áp dụng nuôi thâm canh và bán thâm canh, nhiều hộ có thể nuôi được, dễ bán và phù hợp với điều kiện của Đông Triều nuôi cá nước ngọt.
Mô hình nuôi cá Diêu hồng đang được phát triển ở Hoàng Quế, Hồng Phong, Kim Sơn. Qui mô: 4,0 ha, tổng số hộ tham gia thực hiện: 10 hộ. Đây là mô hình cho hiệu quả cao, lãi thu được từ 250-300 triệu đ/ha, nhưng hiện nay qui mô còn nhỏ. Đây cũng là loại cá dễ nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh, phù hợp với điều kiện nuôi cá nước ngọt của Đông Triều.
Mô hình nuôi Tôm thẻ chân trắng được thực hiện tại xã Hồng Thái Tây, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông với diện tích trên 4 ha, số hộ tham gia 20 hộ, mô hình đã cho thu hoạch, năng suất đạt trên 9 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao, cho thu lãi 50% (khoảng 350-400 triệu đ/ha), thời gian nuôi ngắn, phù hợp với vùng nước lợ của các xã phía đông của huyện, góp phần đa dạng con nuôi trong vùng NTTS của huyện, bà con nông dân đang có nguyện vọng mở rộng mô hình. Hiện nay đang được tiếp tục mở rộng ở các xã Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông. Đây là mô hình có hiệu quả cần được tiếp tục đánh giá và mở rộng trong thời gian tới.
Nhiều năm qua phong trào nuôi trồng thuỷ sản đã hình thành các vùng NTTS tập trung, những tiến bộ kỹ thuật mới đã được chuyển giao, ứng dụng rộng rãi, nhiều mô hình NTTS có giá trị cao đã được đưa váo sản xuất làm cho ngành thuỷ sản của huyện nhà ngày càng phát triển, sản lượng năm 2007 mới đạt 2.100 tấn đến năm 2012 đã đạt 3.700 tấn, dự kiến năm 2013 đạt 4.500 tấn. Nhiều hộ nuôi đã đạt năng suất từ 10-15 tấn/ha/năm, cho thu nhập cao, ổn định.
Trong những năm qua nhờ đổi mới sản xuất, đổi mới cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp tục đưa nhanh các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá đem lại giá trị cao trong sản xuất, tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn huyện Đông Triều có những chuyển biến tích cực, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người dân ở khu vực nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển mạnh.
Thu Phương
- Mùa hạ- Mùa của những ước mơ tuổi thơ
- Học sinh Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh đạt giải nhất tại hội thi tin học trẻ QN lần thứ 14
- Điểm sáng Trung tâm học tập cộng đồng Thị trấn Mạo Khê (Đông Triều)
- Trường THCS Đức Chính hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “ Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Trường Tiểu học Bình Dương tổ chức cho học sinh và giáo viên thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
- Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh khởi động cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên Internet
- Lễ tổng kết năm học 2012 -2013 ở trường THCS An Sinh: Tổng kết một năm học bội thu.
- Tiểu học Vĩnh Khê tổ chức Tổng kết năm học và Lễ bế giảng cho học sinh lớp 5
- Trường THCS Mạo Khê I tổ chức lễ tổng kết năm học 2012-2013 và lễ ra trường cho học sinh lớp 9 khóa 2009-2013
- Trường Tiểu học Quyết Thắng tổng kết năm học 2012 - 2013
- Trường Tiểu học Kim Sơn tưng bừng trong Lễ tổng kết năm học 2012 - 2013
- MN Kim Sơn tổ chức Lễ tổng kết năm học 2012- 2013 và vui đón tết Quốc tế thiếu nhi 1/6
- Trường Tiểu học Bình Dương tổng kết năm học 2012 - 2013
- Trường Tiểu học Thị trấn Đông Triều tổ chức “Lễ tổng kết năm học 2012 – 2013”
- Lễ kết nạp Đảng viên mới tại trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- Liên đội trường THCS Nguyễn Đức Cảnh tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ
