BÁO CÁO THAM LUẬN Công tác quản lý và tổ chức hoạt động của Trung tâm HTCĐ Thị trấn Mạo Khê

Trung tâm HTCĐ thị trấn Mạo Khê được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007. Khi thành lập Ban giám đốc Trung tâm có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 18 ủy viên đại diện cho các ban, ngành, đoàn thể. Đến nay, Ban giám đốc Trung tâm gồm 03 đồng chí, 41 ủy viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể , trưởng các khu phố, nâng tổng số cán bộ tham gia Ban chủ nhiệm của Trung tâm lên 44 người. Đặc biệt từ tháng 8/2012 trong bộ máy tổ chức có 2 đồng chí giáo viên biệt phái tăng cường, hiệu quả hoạt động của Trung tâm đã nâng lên một bước đáng kể, đáp ứng được yêu cầu "cần gì, học nấy" của người dân trên địa bàn thị trấn.


Đ/c Nguyễn Hoàng Trung - Phó chủ tịch UBND- Giám đố TTHTCĐ thị trấn Mạo Khê 

Tham luận tại HN Sơ kết thực hiện NQ số 01 của Tỉnh ủy xây dựng xã hội học tập      

   Thị trấn Mạo Khê hiện nay có trên 4 vạn dân với trên 10 ngàn hộ gia đình, phân chia thành 24 khu phố. Thị trấn có diện tích đất tự nhiên là 19,06 km2, có cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp còn 1%. Năm 2011 thị trấn được Nhà nước công nhận là đô thị loại IV.

          Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các ban ngành đoàn thể, chính trị, xã hội trong thị trấn nên công tác khuyến học, khuyến tài Thị trấn Mạo Khê đã được trú trọng từ đó góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí của nhân dân trong thị trấn. Từ năm 2006 để thực hiện Quyết định số 112/2005QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng xã hội học tập toàn bộ hệ thống chính trị của thị trấn đã tich cực triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu.

          Ngày 05/12/2006, Đảng ủy Thị trấn có Nghị quyết thành lập Ban trù bị bộ máy lãnh đạo Trung tâm học tập cộng đồng. Ban trù bị đã xây dựng đề án thành lập Trung tâm học tập công đồng. Đề án đã được UBND huyện phê duyệt và ra Quyết định thành lập Trung tâm. Ngày 15/01/2007 Trung tâm HTCĐ thị trấn Mạo Khê được thành lập và đi vào hoạt động.

          1. Về bộ máy quản lý:

          Khi thành lập Ban giám đốc Trung tâm có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 18 ủy viên đại diện cho các ban, ngành, đoàn thể. Đến nay Ban giám đốc Trung tâm có 03 đồng chí, 41 ủy viên là trưởng các ban, ngành, đoàn thể , trưởng  các khu phố, nâng tổng số cán bộ tham gia Ban chủ nhiệm của Trung tâm lên 44 người. Đặc biệt từ tháng 8/2012 trong bộ máy tổ chức có 2 đồng chí giáo viên tăng cường, hiệu quả hoạt động của Trung tâm đã nâng lên một bước đáng kể.

Ban giám đốc Trung tâm đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thường xuyên tham mưu với lãnh đạo địa phương về công tác xây dựng xã hội học tập để nâng cao dân trì bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.

2. Về tổ chức hoạt động:

Hàng năm Ban giám đốc Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết theo từng quý, từng tháng. Thường xuyên tổ chức các buổi họp giao ban triển khai kế hoạch, nắm bắt tình hình và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của địa phương và bám sát Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về “Xây dựng xã hội học tập”. Tổ chức sơ kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, các nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra.

Đã xây dựng đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm là những cán bộ hiện đang công tác tại địa phương hoặc cán bộ đã nghỉ hưu nhưng có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, có sức khỏe và hiểu biết sâu rộng về từng vấn đề cụ thể …

Ban giám đốc Trung tâm đã thường xuyên phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các trường học, đặc biệt Ban văn hóa, Hội Khuyến học thị trấn và lãnh đạo các khu phố, thị trấn để tuyên truyền, vận động và năm bắt nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người dân.

Đã phân công cán bộ thường trực tại Trung tâm để kịp thời tư vấn cho người dân những vấn đề cần thiết. Đặc biệt đã khai thác những thông tin hữu ích trên mạng interret để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiểu biết cho cộng đồng. Cụ thể như:

- Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe cho mọi lứa tuổi như hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh, song quyền quạt, cầu lông, bóng bàn, phương pháp phòng tránh các loại bệnh thường gặp theo mùa, theo lứa tuổi…

- Các văn bản về pháp luật gắn trực tiếp tới đời sống dân sinh như: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật đất đai sửa đổi, Bộ luật dân sự, Hôn nhân và gia đình, môi trường, giao thông….

- Kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, chuyển giao công nghệ… như kỹ thuật trồng rau mầm, rau sạch, cây cà chua bi, hoa ly…

- Một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho nâng cao chất lượng công tác của cán bộ, công chức… ví dụ theo đề nghị của cán bộ 1 số khu phố Trung tâm đã khai thác trên mạng internet để cao kiến thức, tài liệu phục vụ cho việc soạn thảo văn bản, giảng bài về kỹ năng tổ chức các cuộc họp, kỹ năng sử dụng khai thác máy vi tính…

Đồng thời,  kết hợp với ban chủ nhiệm các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao cờ tướng, dưỡng sinh, gia đình hạnh phúc… ở các khu phổ để bàn bạc, tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhằm duy trì bản sắc, tinh hoa văn hóa…

Ngoài ra, Trung tâm đã phát huy được tác dụng của các trang thiết bị hiện có để nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là phát huy hiệu quả của nhà văn hóa các khu phố. Đã xây dựng hệ thống bảng, biểu hoạt động, hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. Đã thành lập được Trang Web riêng của Trung tâm với các thông tin cần thiết như: Thông tin về nhân sự, về danh sách học viên, sự phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể…cập nhật các tin, bài, hình ảnh hoạt động có ý nghĩa của thị trấn như: ửng hộ xóa đói, giảm nghèo, Tết vì người nghèo, hiến máu nhân đạo, công tác xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, các nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng….Đã tạo được clip giới thiệu, tuyên truyền được các hoạt động của Trung tâm; lưu văn bản chỉ đạo, các quy định của các cấp từ Trung ương đến địa phương về các hoạt động của Trung tâm như: các chủ trương, phương thức hoạt động, chế độ chính sách, hướng dẫn chi tiêu…

Trung tâm đã phát huy hiệu quả tối đa nguồn nhân sách được cấp phát và tranh thủ xã hội hóa để nâng nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động của trung tâm. Việc thu, chi được tiến hành theo đúng luật ngân sách, đúng hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về sự điều hành kiểm tra, giám sát của UBND Thị trấn Mạo Khê.

Trên đây là những kết quả đã đạt được về công tác quản lý và tổ chức hoạt động của Trung tâm học tập cộng động thị trấn Mạo Khê. Chúng tôi rất mong đón nhận được sự đóng góp ý kiến để Trung tâm hoạt động ngày càng tốt hơn.

Thay mặt Trung tâm học tập cộng động thị trấn Mạo Khê Tôi đã trình bày xong phần tham luận của mình. Xin chúc các đồng chí sức khỏe hạnh phúc, chức Hội nghị thành công tốt đẹp.

                        Xin trân trọng cảm ơn!

 

      



Các thông tin khác:
Tin mới nhất