Tri thức trẻ vì giáo dục 2019: Sức sống sáng tạo từ bạn trẻ

(Theo: https://tuoitre.vn): TTO - Các học sinh, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường say mê nghiên cứu, mong muốn từ ý tưởng nhỏ biến thành sản phẩm, ứng dụng lớn trong xã hội đã xuất sắc lọt vào vòng chung khảo 'Tri thức trẻ vì giáo dục' năm 2019.


Tác giả Nguyễn Sỹ Nam (Hà Nội) trình bày nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị dạy học môn toán dành cho học sinh khiếm thị trong môi trường giáo dục hòa nhập - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

 

         13 công trình, sáng kiến lọt vào vòng chung khảo chương trình 'Tri thức trẻ vì giáo dục' năm 2019 vừa trải qua phần thuyết trình cùng ban giám khảo ngày 8-11 để chọn ra những công trình, sáng kiến xuất sắc nhất.

        Điều khá ấn tượng là các học sinh, sinh viên ngồi trên ghế nhà trường say mê nghiên cứu, mong muốn từ ý tưởng nhỏ biến thành sản phẩm, ứng dụng lớn trong xã hội và xuất sắc lọt vào vòng chung khảo. 

        PGS.TS Phạm Kim Chung, phó chủ nhiệm khoa công nghệ giáo dục Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng đây là điều đáng mừng, chứng tỏ sự sáng tạo của học sinh, sinh viên, đồng thời cho thấy ý nghĩa của việc học và vận dụng vào thực tiễn.

         "Ý tưởng nhỏ" gặp nhau thành công trình lớn

        Trong buổi chấm chung khảo, các bạn học sinh, sinh viên đều khiêm tốn mong muốn những nhận xét của ban giám khảo chỉ ra được công trình đang ở mức độ nào, sai - đúng ở đâu, góp ý những bước đi tiếp theo sẽ giúp các bạn hoàn thiện sản phẩm. 

        Là sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Nguyễn Minh Đức cho biết tình cờ gặp các thành viên trong nhóm tại một buổi cà phê, có bạn gặp trên mạng và cùng chung say mê nghiên cứu, họ cùng nhau lên ý tưởng nghiên cứu găng tay hỗ trợ người khiếm thanh. 

        "Hình thành ý tưởng rồi, chúng tôi nghĩ cần phát triển, hoàn thiện thêm sản phẩm nên đăng ký tham gia chương trình này. Là sinh viên, chúng tôi cần nỗ lực hơn trong học tập, nghiên cứu, biết đâu từ ý tưởng nhỏ nhắn biến thành ý tưởng lớn hơn" - Đức bày tỏ.

        Với hai bạn Nguyễn Duy Phước Hải (Quảng Trị) và Thân Đoàn Thuận (TP.HCM), ban giám khảo bất ngờ khi một anh chàng ở miền Trung, một cậu sinh viên ở miền Nam. Phước Hải từng là thí sinh lọt vào vòng chung khảo của chương trình năm 2018, gặp Thuận có chung niềm say mê nghiên cứu khoa học, họ kết thân đăng ký liền cuộc thi năm nay. 

        "Có những hôm hai đứa ở hai miền vẫn thâu đêm suốt sáng bàn tính cùng nhau để hoàn thiện lập trình, hào hứng tham gia cuộc thi với mong muốn phổ biến rộng rãi ý tưởng của mình" - Hải chia sẻ.

         Trong số 13 công trình, sáng kiến lọt vào chung khảo năm nay có sự tham gia của ba học sinh Trường THCS Mạo Khê 2, Quảng Ninh với sáng kiến "Phương pháp ứng phó với các tình huống nguy hiểm". Các học sinh nhỏ tuổi tạo ra phần mềm với mong muốn giúp các em học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau tìm hiểu về hiểm họa có thể xảy đến với mình.

Nhóm học sinh 3 học sinh Trường THCS Mạo Khê 2 đang trình bày sáng kiến "Phương pháp ứng phó với các tình huống nguy hiểm" - Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

 

Xem tiếp tại đây >>>>>>>

 


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Tin mới nhất