PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
Trong 3 ngày 25-27/11, cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Triều vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn tham dự Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề "Vai trò của di sản văn hoá trong giáo dục và phát triển hoà bình" tại Đồng Nai do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Nai và Quỹ Nguồn lực Châu Á (ARF) phối hợp tổ chức. Quảng Ninh là đơn vị Giáo dục duy nhất tham dự Hội thảo này.
Quang cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có các ông: GS.TS Hoàng Xuân Thắng, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Trần Đình Thành, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Anh Tuấn- Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL; GS. Mohammad Abdus Sabur, Tổng thư ký Quỹ Nguồn lực Châu Á cùng các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đến từ 12 quốc gia trên thế giới và trong nước. Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Hồ Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đã nói: “ Ở Việt Nam, nếu di sản văn hóa vật thể là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sự phản ánh sống động của lịch sử, văn hóa, có tính giáo dục sâu sắc, có một bộ phận còn là minh chứng của hòa bình và chiến tranh, thì di sản văn hóa phi vật thể là tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, ngữ văn truyền miệng, diễn xứng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác thực sự là chất dung dưỡng cho giáo dục, góp phần hun đúc bản sắc văn hóa Việt nam.
Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm với GS. Mohammad Abdur Sabur
Tổng Thư ký Quỹ Nguồn lực Châu Á
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học trong nước và ngoài nước thảo luận, trao đổi về chủ đề “ Vai trò của di sản văn hoá trong giáo dục và phát triển hoà bình”. Mục đích của hội thảo là để khẳng định giá trị, vai trò của di sản văn hoá trong đời sống, giáo dục làm thay đổi nhận thức cho các ngành, các giới trong việc hoạch định và điều hành kế hoạch phát triển trong môi trường hoà bình, vì hoà bình. Hội thảo là nhịp cầu kết nối nhận thức và hành động giữa các nhà nghiên cứu - lãnh đạo, quản lí - truyền thông. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng Việt Nam trở thành thành viên của Uỷ ban Di sản văn hoá thế giới tại kỳ họp lần thứ 37 Đại hội đồng UNESCO tại Paris, Pháp ngày 19/11/ 2013 vừa qua.
Trong 2 ngày 25-26, với 4 phiên họp, gần 150 đại biểu trong nước và quốc tế ( trong đó có 24 nhà khoa học, nhà nghiên cứu ngoài nước đến từ 12 quốc gia, vùng lãnh thổ, 50 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và gần 70 đại biểu khách mời) đã nghe và thảo luận 36 báo cáo, trong đó 06 tham luận được chuẩn bị từ thực tế ở Đồng Nai. Những nội dung cơ bản được tập trung là: Xác định di sản văn hoá từ thực tế; vai trò của di sản văn hoá trong “ xung đột” và “thiên tai”, cả hai như là một mục tiêu của xung đột và như là một nguồn lực cho xây dựng hoà bình; các phương pháp nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương về giá trị của các di sản văn hoá; di sản văn hoá như là một phần của tính thống nhất; tính đồng nhất và thống nhất trong đa dạng của văn hoá. Hội thảo thực sự đã mở ra nhiều hướng tiếp cận, nhiều phương pháp nghiên cứu về di sản văn hoá.
Tại Hội thảo, các đại biểu của ngành giáo dục đặc biệt chú ý báo cáo của TS. Lê Thị Liên khi bà đưa ra một thực tế: “Ở không ít địa phương có nền văn hóa rất lâu đời, nhưng người dân không biết gì về nguồn gốc, và lẽ tất nhiên những di chỉ khảo cổ học, những di vật lịch sử chỉ có nhà nghiên cứu biết. Cần đưa môn giáo dục về di sản văn hóa vào nhà trường để học sinh cùng tham gia bảo tồn, giữ gìn di sản. Có như thế, di sản mới đến được gần hơn với công chúng chứ không chỉ là hiện vật của nhà khoa học hay nhà nghiên cứu lịch sử”. Về vấn đề này, phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Giang Hải, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó trưởng Ban tổ chức Hội thảo cho biết: “Chương trình đã được tiến hành từ nhiều năm nay, nhưng mới có hai địa phương đưa mô hình này vào giảng dạy là Quảng Ninh và Huế. Đây là con số quá ít so với nhu cầu thực tế”.
Ngoài các phiên họp tại Hội trường Khách sạn 57, Đồng Nai, đoàn đại biểu còn nghiên cứu thực tế tại Vườn quốc gia Cát Tiên và di chỉ khảo cổ tại Cát Tiên, tham quan Bảo tàng Đồng Nai và Văn miếu Trấn Biên, giao lưu văn hóa, chia sẻ thông tin,…
Thu Oanh
- Đồng loạt các trường Tiểu học tổ chức thi IOE vòng thi cấp trường
- Đông Triều 5 học sinh đạt giải thưởng năm chính thức cuộc thi "Giao thông thông minh" trên internet cấp quốc gia
- Ngành Giáo dục Nhì toàn đoàn tại Đại hội Thể dục thể thao huyện Đông Triều lần thứ 7 năm 2013
- Đông Triều: Đột phá trong đầu tư cho giáo dục
- Ngành Giáo dục tại Đại hội Thể dục thể thao huyện Đông Triều lần thứ 7 năm 2013
- QTV - Trao bằng chuẩn quốc gia cho 17 trường MN tại Đông Triều
- Đông Triều (Quảng Ninh):
- VTV1- Đông Triều 17 trường MN đạt chuẩn quốc gia
- Các đồng chí lãnh đạo huyện thăm và chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Lễ đón nhận bằng công nhận chuẩn quốc gia 17 trường MN
- THCS Mạo Khê 2 - Đón bằng công nhận chuẩn chất lượng
- VTV1- Đông Triều 17 trường MN đạt chuẩn quốc gia
- Đông Triều (Quảng Ninh): Trao bằng công nhận chuẩn quốc gia cho 17 trường mầm non (20/11/2013)Đông Triều (Quảng Ninh): Trao bằng công nhận chuẩn quốc gia cho 17 trường mầm non
- Huyện Đông Triều, Quảng Ninh: 17 trường mầm non được công nhận chuẩn quốc gia
- Đông Triều: Trao bằng công nhận chuẩn quốc gia cho 17 trường mầm non
