Bảo tồn nguyên trạng di tích Thái miếu ở Đông Triều
(Theo báo Đạiđoànkết) Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Trung tâm nghiên cứu kinh thành (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) vừa có buổi làm việc với UBND huyện Đông Triều về việc bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa đền Thái ở Đông Triều (Quảng Ninh). Theo đó, trong 3 phương án đưa ra, các nhà khoa học nghiêng về phương án bảo tồn nguyên trạng di tích này.
Lễ động thổ xây dựng tôn tạo đền Thái ngày 13-9
Là 1 di tích lịch sử quan trọng của đền và lăng mộ các vua Trần trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, đền Thái thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) vốn là Tiên miếu, do An Sinh Vương Trần Liễu xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIII để thờ Tổ tiên và các vị vua đầu triều Trần tại quê gốc Đông Triều. Di tích Đền Thái đã được Ban Quản lý các Di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh và Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) khai quật vào các năm 2008, 2009 và 2010. Kết quả khai quật cho thấy, đền Thái xuất lộ vết tích kiến trúc qua hai thời kỳ Trần và Nguyễn, nhưng đậm đặc hơn vẫn là dấu vết kiến trúc của thời Trần.
- Chùa Ba Bậc - Núi Đá Chồng
- Lên Bảo Đài sơn nghe tiếng thông reo
- Trong năm 2013 khởi công xây dựng chùa Ngọa Vân, Quỳnh Lâm và Thái Miếu (Đông Triều)
- Đánh thức tiềm năng du lịch tâm linh
- Cần có giải pháp bảo vệ cây vải cổ thụ ở chùa Hồ Thiên
- Vãn cảnh Thông Đàn
- Bãi Đá Chồng
- Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều
- Di tích đền Thái trong hệ thống di tích lăng mộ, đền miếu nhà Trần tại Đông Triều.
- Giao cho huyện Đông Triều tạm giữ hộp vàng đời Trần
